Gà bị yếu chân – Nguyên nhân mắc bệnh và cách chữa trị hiệu quả

Với những hộ nông dân chăn nuôi gà thì tình trạng gà mắc các bệnh lý là điều dễ gặp. Gà bị yếu chân không phải là chứng bệnh hiếm gặp. Do đó mà người nuôi cần trang bị vốn kiến thức về loại bệnh này. Để sẵn sàng cho việc chữa trị cho gà kịp thời. Tạo điều kiện cho quá trình sinh trưởng bình thường của gà.

Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ về loại bệnh này của gà. Các thông tin liên quan đến nguyên nhân và cách chữa trị đạt hiệu quả để các chiến kê ra tham gia đá gà trực tiếp thể hiện một cách tốt nhất.

Gà bị liệt chân là bệnh gì?

Bạn có đang thắc mắc gà bị liệt chân là bệnh gì \? Trên thực tế, tình trạng gà bị liệt chân dễ nhận biết ngay từ nhỏ. Dấu hiệu thường bắt gặp là sự khó khăn trong di chuyển. Những chú gà di chuyển không linh hoạt, gà bị yếu chân. Ngoài ra trong một số trường hợp gà có thể đi kèm các triệu chứng. Như bị xệ cánh, tiêu chảy, kém ăn, sức khỏe ngày càng suy giảm. 

Gà bị yếu chân không xảy ra ở một thời điểm cố định nào. Tức là gà bị yếu gối, yếu chân, bại chân ở bất kỳ giai đoạn tuần tuổi nào. 

Gà có thể bị liệt 1 chân hay thậm chí là cả 2 chân. Đây điều là những hiện tượng thường gặp khi gà bị yếu chân. Mặc dù tỷ lệ gà tử vong do bị liệt chân không cao (khoảng 5-10%). Nhưng chứng bệnh này ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sinh sống của gà. Quá trình di chuyển của gà trở nên rất khó khăn và bất tiện. Vì gà bị yếu chân có thể kém ăn nên chúng thường rất yếu và không đảm bảo cân nặng. Nếu không chữa gà bị yếu chân kịp thời mới dẫn đến chết. Chứng bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, mọi môi trường chăn nuôi. Vì vậy nên bà con cần lưu ý đến các biện pháp phòng bệnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý cho đàn gà của mình.

Tìm hiểu gà bị liệt chân
Tìm hiểu gà bị liệt chân

Nguyên nhân gà mắc bệnh

Hầu hết khi phát hiện gà có biểu hiện đi đứng khó khăn, di chuyển không linh hoạt. Người ta sẽ nghĩ đến ngay gà của mình có thể mắc bệnh Marek hay gà bị gió yếu chân. Tuy nhiên, gà bị yếu chân vốn do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Người nuôi nên quan sát và theo dõi các dấu hiệu để xác định nguyên nhân. Để chữa trị kịp thời cho gà bị yếu chân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm đàn gà của bạn bại chân, liệt chân, đi đứng khó khăn mà chúng tôi tổng hợp.

>> Xem thêm: Thế gà chọi mu lưng đỉnh cao sư kê nào cũng thèm muốn

Gà bị yếu chân do thiếu chất dinh dưỡng trong quá trình nuôi

Trong giai đoạn 1 tháng tuổi, gà nên được bổ sung các chất dinh dưỡng. Nếu người nuôi không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng trong giai đoạn này. Sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của gà. Đồng thời cũng là một nguyên nhân khiến gà bị yếu chân. Môi trường sống của gà con thiếu ánh sáng mặt trời, không hấp thụ được vitamin D. Cộng thêm việc thiếu canxi sẽ giảm độ chắc khỏe xương. Làm cho gà bị liệt chân, xệ cánh, giảm ăn,…

Tuy nhiên, không phải vì vậy mà cứ cho gà ăn nhiều thì sẽ tránh được gà bị yếu chân. Bởi vì dưỡng chất quan trọng nhất ảnh hưởng đến vùng chân là canxi. Vậy nên nếu bạn chỉ tập bổ sung dinh dưỡng để gà tăng cân. Trong khi không có canxi sẽ làm khung xương bị yếu đi, không đủ sức để nâng phần thân nặng nề ở trên.

Ngoài ra, hiện tượng thiếu Mangan cũng làm cho chân gà sưng to, cánh và chân đều bị ngắn đi bất thường. Kèm theo triệu chứng biến dạng ở khớp bàn chân gà, rất dễ nhận biết bằng mắt thường.

Thiếu canxi trong quá trình đẻ trứng và ấp trứng

Thành phần chủ yếu cấu tạo nên vỏ trứng là canxi. Vậy nên trong giai đoạn gà đẻ trứng cần được cung cấp nhiều canxi hơn. Trong trường hợp gà đẻ trứng mà không được cung cấp đủ canxi. Thì đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho gà bị yếu chân về sau này.

Trong 2 giai đoạn này, gà mái bị thiếu canxi. Cộng với việc nằm lì trong ổ một thời gian dài mà không đi kiếm ăn. Dẫn đến cơ bắp gà bị tiêu biến và gà bị què chân tạm thời. Lúc này chỉ cần cho gà nghỉ ngơi và vận động cơ bắp kết hợp dinh dưỡng để hồi phục hẳn. Người nuôi có thể kiểm soát bằng cách tách bầy, phân loại gà. Đồng thời xem xét chất lượng của trứng và chất lượng gà bố mẹ để đảm bảo nguồn trứng luôn sạch bệnh. 

Thiếu canxi trong khi đẻ trứng và ấp trứng
Thiếu canxi trong khi đẻ trứng và ấp trứng

Ấp trứng không đúng kỹ thuật

Môi trường ấp trứng bị nhiễm bẩn cũng là một trong những nguyên nhân làm cho gà bị yếu chân. Khi gà ấp trứng trong một môi trường bị ô nhiễm sẽ tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển và lây lan. Gây ảnh hưởng đến gà con ngay khi còn ở trong trứng. 

Gà con được ấp trong môi trường bị nhiễm bẩn và đặc biệt là không đúng kỹ thuật. Chân và cánh sẽ bị co lại ngay từ khi mới nở. Hay con gọi là bại liệt bẩm sinh.

Gà mắc bệnh Marek

Bệnh Marek là một chứng bệnh phổ biến ở gà bị yếu chân. Gà từ 12 – 20 tuần tuổi khi thời tiết thay đổi rất dễ bị nhiễm bệnh này. Khi mắc bệnh, hai chân gà có hiện tượng 1 chân hướng về trước và 1 chân hướng về sau còn bàn chân thì ngửa lên trời. Đồng thời cổ và cánh của gà cũng sẽ bị liệt. Ngay cả khi gà chạy quan sát sẽ thấy các ngón chân chụm lại với nhau. Các triệu chứng thường gặp là xệ cánh, giảm ăn, ủ rũ, tiêu chảy,…

Khi virus xâm nhập vào cơ thể gà sẽ sản sinh ra các tế bào lympho. Hình thành các khối u chèn lấn dây thần kinh di chuyển. Lúc này sức đề kháng của gà sẽ ức chế các độc tố vừa được sinh ra. Nhưng các độc tố gây ra các biến thể cấp tính hay mãn tính còn phụ thuộc vào sức đề kháng của gà. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, ăn uống và các yếu tố môi trường. Nếu gà không được chữa trị kịp thời thì tỷ lệ chết khoảng 20 – 70%.

Do viêm da bàn chân

Phần chân bị lở loét da thậm chí là hoại tử là một trong những dấu hiệu cho thấy gà bị yếu chân. Người nuôi cần bổ sung Biotin ngay lập tức vào thức ăn của gà. Kết hợp với giảm độ ẩm, vệ sinh hệ thống thông gió và tránh cho gà tiếp xúc với nước.

Cách chữa trị hiệu quả cho gà bị yếu chân

Nhiều hộ chăn nuôi thắc mắc gà bị liệt chân cho uống thuốc gì? Có nhiều nguyên nhân làm cho gà bị yếu chân. Vì vậy mà cần xác định được nguyên nhân để biết được thuốc điều trị hiệu quả cho đàn gà. Dưới đây là các cách chữa trị gà theo từng trường hợp cụ thể.

Gà bị liệt do thiếu Canxi hoặc Mangan

Đối với trường hợp này thì đặc biệt nên bổ sung canxi cho gà. Kết hợp cùng các dưỡng chất như vitamin A, E, D, B1. Bằng cách pha vào nước uống hoặc trộn vào khẩu phần ăn hằng ngày. 

Hoặc có thể dùng các loại thuốc phổ biến trên thị trường hiện nay như: CANXI ONE S, CANXI MAX, CANXI BIOTIN,… theo hướng dẫn trên bao bì. Đồng thời pha vào nước uống hằng ngày các vitamin như ADE B COMPLEX C + B12,…

Gà bị bệnh Marek

Gà bị yếu chân do bệnh Marek hiện nay chưa có thuốc đặc trị. Nên chúng ta cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Theo dõi thường xuyên để nắm tình hình bệnh của gà
  • Tách bầy đàn gà đã mắc bệnh, không được mang đàn gà nhiễm bệnh ra ngoài
  • Vệ sinh và phun thuốc khử trùng bằng MEBI – IODINE định kỳ 1 – 2 lần/ 1 tuần
  • Trong thời gian xử lý bệnh Marek không nhập thêm giống về nuôi
  • Sử dụng kháng sinh DOXY 50% hoặc MEBI ENROFLOX ORAL
  • Tăng cường bổ sung vitamin C và các chất điện giải cần thiết
  • Nếu dùng thuốc mà vẫn không hiệu quả thì phải tiêu hủy đàn gà đó đi và để trống chuồng ít nhất 3 tháng
Gà mắc bệnh Marek
Gà mắc bệnh Marek

Phòng bệnh cho gà bị gió yếu chân

Cách trị gà bị gió yếu chân khá tốn thời gian và công sức. Nhưng đôi khi mang lại hiệu quả không an toàn. Vì vậy mà nên có một số biện pháp phòng bệnh gà bị yếu chân:

  • Vệ sinh và quét dọn chuồng trại thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn và mầm bệnh
  • Phun thuốc khử trùng thường xuyên quanh khu vực chuồng trại
  • Nắm rõ các mốc thời gian tiêm phòng quy định. Nhất là vacxin phòng bệnh Marek và Newcastle
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ các dưỡng chất cho gà
  • Tăng cường bổ sung vitamin C
  • Chọn giống tốt trước khi mang về nuôi để đảm bảo có đàn gà chất lượng
Chọn giống gà tốt
Chọn giống gà tốt

Tổng kết

Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp tất cả những thông tin liên quan đến chứng gà bị yếu chân. Mong rằng bà con có thể nắm được cách chữa trị và phòng bệnh hiệu quả để giảm thiểu thiệt hại trong chăn nuôi. Đồng thời anh em hãy theo dõi trang này để biết thêm các thông tin về gà đá bị yếu chân. Rút kinh nghiệm cho các chiến kê của mình.

Array

NỘI DUNG LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *